Giấy vận tải là gì? Quy định về giấy vận tải khi vận chuyển hàng hóa
Ngành vận tải hàng hóa
đang vô cùng phát triển tại nước ta. Trong quá trình hoạt động vận tải hàng
ngày của các doanh nghiệp, chủ xe không thể thiếu được giấy vận tải. Vậy giấy vận
tải là gì? Quy định về giấy vận tải khi vận chuyển hàng hóa như thế nào? Đọc
nhanh tại đây.
Giấy vận tải là gì?
Giấy vận tải là văn bản
các tác dụng thể hiện các thông tin liên quan đến các hoạt động vận tải hàng
hóa bằng ô tô. Giấy vận tải còn là công cụ để người điều khiển, người giao nhận
hàng hóa cũng như các lực lượng chức năng dùng cho việc kiểm tra và xác minh
các thông tin liên quan đến hoạt động này.
Giấy vận tải được quy định
tại Khoản 2, điều 52 Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT. Theo đó:
- Giấy vận tải sẽ gồm
các thông tin sau: tên đơn vị vận tải, tên đơn vị hoặc người thuê vận chuyển,
hành trình vận chuyển (điểm khởi đầu, lộ trình, điểm kết thúc hành trình), số hợp
đồng (nếu có), ngày tháng năm ký hợp đồng; loại hàng hóa và khối lượng hàng hóa
vận chuyển trên xe; thời gian nhận hàng, giao hàng và các nội dung khác có liên
quan đến quá trình vận tải. Cự ly của hành trình hoạt động được xác định từ điểm
khởi đầu đến điểm kết thúc của chuyến đi.
- Giấy vận tải do đơn vị
vận tải đóng dấu và cấp cho lái xe mang theo trong quá trình vận chuyển hàng
hóa trên đường; trường hợp là hộ kinh doanh thì chủ hộ phải ký, ghi rõ họ tên
vào Giấy vận tải.
- Sau khi xếp hàng lên
phương tiện và trước khi thực hiện vận chuyển thì chủ hàng (hoặc người được chủ
hàng uỷ quyền), hoặc đại diện đơn vị hoặc cá nhân (nếu là cá nhân) thực hiện xếp
hàng lên xe phải ký xác nhận việc xếp hàng đúng quy định vào Giấy vận tải theo
mẫu quy định tại Phụ lục 28 của Thông tư này.
Khi vận chuyển hàng
hóa, lái xe nhất định phải mang theo Giấy vận tải và các loại giấy tờ của lái
xe, giấy tờ của phương tiện lái xe theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, trước
khi tiến hành vận chuyển hàng hóa, lái xe có trách nhiệm yêu cầu người xếp hàng
hóa lên xe ký xác nhận việc sắp xếp hàng hóa lên xe vào giấy vận tải. Người lái
xe cũng có quyền từ chối vận chuyển nếu việc xếp hàng hóa không được thực hiện
theo quy định của pháp luật.
>>> Xem thêm: Khu phi thuế quan là gì?
Mức phạt quy định nếu không có giấy vận tải
Khi vận chuyển hàng hóa
nếu không có hoặc không mang theo giấy vận tải sẽ dẫn đến lỗi không có giấy vận
tải và người lái xe sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp này.
Mức phạt đối với việc
không có giấy vận tải được quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 24 Nghị định
100/2019/NĐ-CP.
Theo đó những người điều
khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa
không có giấy vận tải hoặc không mang theo giấy vận tải sẽ phải chịu mức phạt
tiền từ 800.000vnđ – 1.000.000 vnđ.
Bài viết trên đây đã
chia sẻ đến các bạn toàn bộ những thông tin về giấy vận tải, quy định xử phạt
khi không có giấy vận tải trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Hy vọng với những
thông tin này sẽ giúp bạn có quá trình vận chuyển hàng hóa an toàn nhất.
Leave a Comment